100 câu hỏi giúp học sinh tư duy về quá trình tư duy

Thứ tư - 06/11/2019 05:45
Đây là bài viết của Terry Heick, sáng lập và là giám đốc điều hành tại TeachThought, một công ty chuyên về sự đổi mới của giáo dục thông qua sự phát triển của những giáo viên sáng tạo. Có thể các thầy cô đã từng sử dụng những câu hỏi nào đó trong quá trình dạy học. Bài viết sẽ thêm tư liệu để chúng ta có thể làm phong phú thêm các câu hỏi giúp học sinh tư duy tốt hơn.

Năm ngoái, tôi đã viết một bài về phương pháp hỗ trợ học sinh tự tư duy. Vài tháng sau, bạn đọc Peter Duckett đã gửi cho tôi những câu hỏi dưới đây mà anh ấy đã thêm vào để tạo thuận lợi cho việc hỗ trợ học sinh trong lớp học. Tôi sẽ còn tiếp tục bổ sung sau khi nhận những ý kiến phản hồi.

Trong phần nhận xét bên dưới, hãy đề xuất câu hỏi của bạn và tôi sẽ cân nhắc để bổ sung vào danh mục.

Cho học sinh dự đoán

  • Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra?
  • Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra với …?
  • Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra khi …?
  • Điều gì đã thực sự xảy ra?
  • Theo em, tại sao điều đó lại xảy ra?

Cho học sinh hình thành các giả thuyết, kiểm chứng tức thời và điều chỉnh các giả thuyết đó dựa trên sự quan sát

  • Em nghĩ thế nào?
  • Làm thế nào để kiểm chứng suy luận của em?
  • Em nghĩ gì sau khi đã kiểm chứng suy luận của bản thân?
    Câu hỏi của giáo viên kích thích học sinh suy nghĩ
  • Câu hỏi của giáo viên kích thích học sinh suy nghĩ

Tương tác với học sinh phù hợp và đúng lúc

  • Em đã hợp tác cùng bạn nào để cho ra kết luận này?
  • Bạn nào có thể trình bày vấn đề này rõ hơn/ có cách hiểu khác với tôi?
  • Bạn nào tìm ra điểm thú vị của vấn đề này?

Cho phép học sinh đọc tự chọn – không có hướng dẫn hoặc áp lực bên ngoài

  • Em muốn đọc gì nếu được tự do lựa chọn, không có ai lắng nghe, kiểm tra hoặc chỉ dẫn cái gì nên và không nên đọc?

Cho phép học sinh tùy ý xử lí nội dung hoặc sử dụng các công cụ học tập – không áp mục tiêu hay quy tắc (ngoại trừ những nội quy chung về ứng xử, an toàn,…)

  • Em muốn làm gì?
    Câu hỏi của giáo viên làm tăng hứng thú khám phá
  • Câu hỏi của giáo viên làm tăng hứng thú khám phá

Cho học sinh thấy các bộ phận của chỉnh thể và chỉnh thể gồm các bộ phận

  • Em thấy được những bộ phận nào?
  • Các bộ phận phối hợp hoạt động như thế nào để tạo nên một chỉnh thể?

Giúp học sinh nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa kiến thức họ học và bản thân họ

  • Điều này liên quan đến/ kết nối với em như thế nào?
  • Liên hệ văn bản với bản thân là gì?

Tạo động lực cho học sinh tự nhận thức

  • Em biết gì về bản thân em?
  • Điều này khiến em nhận ra đặc điểm gì ở bản thân?

Hỗ trợ học sinh tương tác với nhau và học cách tự đánh giá bản thân trong quá trình

  • Em có thể giúp đỡ bạn nào?
  • Em có thể hữu ích như thế nào?
  • Em khám phá ra điều gì về bản thân trong quá trình này?

Hướng dẫn học sinh viết về những vấn đề phức tạp, cá nhân, giàu cảm xúc hoặc ý nghĩa

  • Em đã thấy, cảm nhận hoặc trải nghiệm điều gì trong cuộc sống? Nó phức tạp như thế nào?
  • Điều gì khiến nó trở thành sự kiện cá nhân đối với em hoặc người khác?
  • Khi đó, em có cảm xúc gì?
  • Tại sao nó có ý nghĩa với em hoặc người khác?

Hướng dẫn học sinh viết về những vấn đề phức tạp, cá nhân, giàu cảm xúc, có ý nghĩa hoặc lặp đi lặp lại

  • Ai và điều gì chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim em?
  • Em có thể viết gì để diễn tả sự trân trọng đó?
    Câu hỏi của giáo viên tạo cảm xúc cho học sinh
  • Câu hỏi của giáo viên tạo cảm xúc cho học sinh

Dạy học sinh thiền (nhìn mà không suy nghĩ, sau đó mới nghĩ về việc nghĩ)

  • Em có thể thấy gì khi ngừng suy nghĩ?
  • Em có thể khám phá ra điều gì khi nghĩ về suy nghĩ của mình?

Giúp học sinh bắt đầu với những gì họ không biết – điều này đảm bảo họ tự nghĩ, vì học sinh sẽ tiếp cận bằng những cách khác nhau

  • Em không biết gì về điều này?
  • Làm sao em biết rằng mình không biết?
  • Em có thể làm gì để tìm hiểu?

Cho phép học sinh sử dụng các nguồn thông tin "chưa xử lí"

  • Em có thể lấy thông tin từ những nguồn nào?

Khuyến khích học sinh bắt đầu hình thành ý niệm về nhận thức luận cơ bản – ví dụ sự khác biệt giữa thông tin, kiến ​​thức và kinh nghiệm

  • Đây là thông tin, kiến ​​thức hay kinh nghiệm?
  • Làm sao em biết?

Giúp học sinh chuyển hóa kiến thức (gợi mở)

  • Em có thể làm việc này không?
  • Em đã thực hiện như thế nào?
  • Em có thể làm lại cho cả lớp cùng xem không?
  • Em vận dụng kiến thức vào đời sống như thế nào?
  • Vốn hiểu biết của em sẽ hữu ích ở những lĩnh vực nào và trong trường hợp nào?

Cho phép học sinh chuyển hóa kiến thức theo cách riêng của họ

  • Em có thể vận dụng kiến thức bằng cách nào?
  • Em có thể làm được không?
  • Em đã vận dụng như thế nào?
  • Em có thể trình bày lại cách làm không?

Khích lệ học sinh đừng sợ sai

  • Việc gì mà em tin mình làm được nhưng bị từ chối hoặc bị cấm?
    Câu hỏi của giáo viên khích lệ học sinh mạnh dạn chia sẻ
  • Câu hỏi của giáo viên khích lệ học sinh mạnh dạn chia sẻ

Cho phép học sinh thực hành, nhận phản hồi và thực hành lại

  • Em muốn thực hành bài tập gì?
  • Có việc gì mà em muốn làm đi làm lại để cải thiện nó không?
  • Làm thế nào em biết được mình đang tiến bộ?

Dạy học sinh biết nhận lỗi khi sai

  • Khi nào em rút ra bài học từ việc phạm sai lầm?
  • Tại sao sai lầm đó là cấn thiết đối với em?

Giúp học sinh khám phá điều gì đó mà họ cảm thấy bí ẩn, chưa được đặt tên hoặc xã hội “không cho phép”

  • Em băn khoăn điều gì?
  • Em định khám phá nó như thế nào?

Cho phép học sinh nhận phản hồi học tập từ một người khác có vốn hiểu biết cao hơn họ

  • Ai có thể làm điều này tốt hơn một chút so với em?
  • Họ có thể nói với em điều gì khiến em trở nên tốt hơn?

Dạy học sinh tìm điểm chung giữa các mặt đối lập

  • Hai nhóm/ quan điểm đối lập này có điểm gì chung?

Khuyến khích họ suy nghĩ nghiêm túc về những gì người khác cho là tầm thường

  • Em nhận thấy những ý tưởng mới nào trong một vấn đề mà người khác cho là tầm thường?
  • Em làm thế nào để tái tạo một giá trị mà mọi người đã quen?
  • Em có thể tạo ra sự khác biệt cho nó không?

Đảm bảo học sinh thường xuyên tư duy về các ý tưởng hoặc tình huống phức tạp

  • Em có thể gọi tên một tình huống hoặc một điều gì đó phức tạp không?
  • Em biết gì về nó?
  • Em băn khoăn điều gì về nó?
  • Em có thể nghĩ ra những ý tưởng mới nào?
    Câu hỏi của giáo viên giúp học sinh không sợ vấn đề phức tạp
  • Câu hỏi của giáo viên giúp học sinh không sợ vấn đề phức tạp

Giúp học sinh nhận ra mọi thứ vô cùng phức tạp khi xem xét thông tin dưới góc độ nhận thức (điều này sản sinh ra một chuỗi vô tận các hiện thực khác nếu họ sẵn sàng xem xét nó đủ lâu)

  • Em có thể tìm thấy bao nhiêu quan điểm về tình huống/ chủ đề/ đối tượng mà em chọn?
  • Ai là người đưa ra quan điểm về nó?
  • Tại sao họ có quan điểm như vậy?
  • Quan điểm của em là gì?

Khuyến khích học sinh cảm thấy nhàm chán và cho phép sự nhàm chán đó tồn tại

  • Em cho phép sự nhàm chán tác động đến mình như thế nào?
  • Điều gì khiến em cảm thấy nhàm chán chán?

Cho phép học sinh thả hồn đi lang thang

  • Nếu tôi cho em một giờ đồng hồ, em có thể làm gì?
  • Sự khác biệt giữa tập trung và phân tâm là gì? Chúng có liên quan đến nhau không, có phân biệt rạch ròi được không?
  • Nếu thả hồn đi lang thang, em có theo đuổi hành trình mà tâm hồn dẫn dắt không?

Khuyến khích học sinh chơi trò chơi điện tử hoặc mô hình học tập

  • Sự khác biệt giữa trò chơi điện tử và mô hình học tập là gì?
  • Em có thể học được gì từ trò chơi điện tử hoặc mô hình học tập?
  • Nếu em thiết kế một trò chơi điện tử, điều gì sẽ được đưa vào?
  • Nếu em thiết kế mô hình, em sẽ chọn mô phỏng cái gì? Em bắt đầu thiết kế và sáng tạo như thế nào?

Dạy học sinh đặt mục tiêu bên trong và bên ngoài

  • Sự khác biệt giữa động lực bên trong và bên ngoài là gì?
  • Em có thể đặt ra những mục tiêu nào cho mình với phần thưởng bên ngoài?
  • Em có thể đặt ra những mục tiêu nào cho mình với phần thưởng bên trong?

Giúp học sinh cảm nhận được nhu cầu biết hoặc hiểu đích thực

  • Em xác định điều gì mà mình thực sự cần biết hoặc hiểu?
    Câu hỏi của giáo viên tăng cường khả năng tự học cho học sinh
  • Câu hỏi của giáo viên tăng cường khả năng tự học cho học sinh

Hãy hỏi học sinh rằng họ làm vì điều gì và tại sao

  • Điều này có ý nghĩa gì với em?
  • Em từng biết người nào làm việc để đạt được một lí tưởng nào đó? Chuyện gì đã xảy ra?
  • Tại sao “làm vì một điều gì đó” lại trở thành một chủ đề phổ quát trong những câu chuyện?
  • Em làm việc này vì điều gì? Tại sao?

Để học sinh ở một mình

  • Em cảm thấy thế nào khi ở một mình?
  • Em có thể học được gì khi ở một mình?
  • Em có thể làm gì nếu tôi cho em không gian riêng?

Hãy chắc chắn rằng học sinh nghe “một điều gì đó” nhiều lần theo nhiều cách từ nhiều quan điểm và tư tưởng khác nhau

  • Ý nghĩa của việc xem xét ý tưởng từ nhiều quan điểm là gì? Ví dụ tốt nhất em có thể đưa ra là gì?
  • Em nghe được điều gì nhiều lần theo nhiều cách từ nhiều quan điểm và tư tưởng khác nhau?

Hướng dẫn học sinh nhận ra thái độ trong suy nghĩ của người khác

  • Suy nghĩ mang thái độ là như thế nào?
  • Nếu suy nghĩ kiểu nước đôi thì chuyện gì sẽ xảy ra?
  • Em có thể nhận thấy thái độ nào trong suy nghĩ của người khác?

Giúp học sinh tôn trọng giới hạn kiến ​​thức của con người

  • Sự khác nhau giữa thông tin và kiến ​​thức là gì?
  • Điều gì trong ‘thế giới thực’ mà ‘bị giới hạn’ bởi chính nó?
  • Khi nào con người vượt quá (đáng kể) giới hạn sự hiểu biết của chính họ?
  • Giới hạn kiến ​​thức là gì? Chúng thay đổi và không thay đổi như thế nào?
  • Kiến ​​thức thay đổi như thế nào?

Khuyến khích học sinh tiệm cận chân lí của riêng họ (điều mà thực sự rất khó nắm bắt)

  • Em có thể đạt được những gì với sự hỗ trợ và hướng dẫn của một “người khác” có kiến ​​thức, sau đó phát triển đủ để tự lập?

Đảm bảo học sinh lựa chọn có ý nghĩa trong mọi bước đi

  • Một lựa chọn có ý nghĩa đối với em ngay bây giờ trong quá trình học tập là gì?

Hãy chắc chắn rằng học sinh được hỗ trợ để tự định hướng việc học của bản thân

  • Em cần hỗ trợ gì ngay bây giờ để tự định hướng việc học của bản thân?
    Câu hỏi của giáo viên giúp học sinh định hướng mục tiêu
  • Câu hỏi của giáo viên giúp học sinh định hướng mục tiêu

Khuyến khích học sinh trải nghiệm

  • Em có thể làm gì?

Giúp học sinh theo dõi hiệu quả học tập của bản thân

  • Điều gì hiệu quả trong công việc của em?

Hướng dẫn trực tiếp cho từng cá nhân học sinh

  • Rèn luyện/ hướng dẫn như thế nào thì hữu ích cho em vào lúc này?

Cho học sinh đi nghe các buổi thảo luận, tọa đàm hay

  • Em có thể đi nghe ở đâu?
  • Tại sao việc đó có thể hữu ích?

Hướng dẫn học sinh tư duy về suy nghĩ của chính họ

  • Em nhận thấy gì về suy nghĩ của chính mình?

Khuyến khích học sinh đem niềm đam mê vào không gian học tập

  • Đam mê của em là gì?
  • Nếu em theo đuổi đam mê, nó sẽ đưa em đến đâu?

Giúp học sinh trân trọng sự bất định

  • Vì sao sự bất định lại là một điều tốt?

Đảm bảo rằng học sinh liên hệ nội dung được học với bản thân các em

  • Điều gì có liên quan đến em trong nội dung/ tài liệu này? Tại sao?

Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi của riêng mình và sau đó, đặt câu hỏi sâu hơn

  • Em có muốn hỏi điều gì để rõ vấn đề hơn không?
  • Em có thể đưa ra một câu hỏi sâu hơn không?

Khuyến khích cơ hội học hỏi để tạo động lực tư duy

  • Em có băn khoăn gì không?

Tạo không gian năng động cho học sinh, trong đó mọi người được tư duy và sáng tạo (thay vì các chính sách, nội quy và tiêu chuẩn phức tạp)

  • Em có thể đi đâu để tìm những người thú vị, những suy nghĩ hấp dẫn và sự sáng tạo vô biên?

Cho học sinh thấy điều gì đó đáng làm và làm một cách chuyên nghiệp

  • Điều gì đáng làm nhất?

Giúp học sinh đối mặt và thấu hiểu sự đa dạng và bất đồng

  • Sự đa dạng và bất đồng có giá trị như thế nào?

Khuyến khích học sinh xét lại những sai lầm trong quá khứ, các định kiến tư duy và khoảnh khắc thiên tài của họ

  • Em có thể học được gì từ những sai lầm trong quá khứ, các định kiến tư duy và khoảnh khắc thiên tài của mình?

Hướng dẫn học sinh tự nhận thức chứ không chỉ nhận thức nội dung

  • Em biết điều gì là đúng về bản thân?

Giúp học sinh tránh bất cứ điều gì quá nghiêm túc nằm ngoài sự tò mò vui tươi

  • Em cảm thấy tò mò khi nào và đối với vấn đề nào?

Khuyến khích học sinh trân trọng sự thất bại

  • Khi nào thì em tin rằng mình thất bại?
  • Tại sao thất bại là mẹ thành công?
    Câu hỏi của giáo viên tạo động lực không ngừng cố gắng
  • Câu hỏi của giáo viên tạo động lực không ngừng cố gắng

Cho học sinh thấy sự tiến bộ của chính họ

  • Suy nghĩ của em về một ý tưởng hoặc chủ đề đã thay đổi như thế nào? Điều gì ảnh hưởng đến suy nghĩ của em?
  • Dựa trên những thay đổi trong suy nghĩ của em cho đến nay, suy nghĩ của em có thể thay đổi như thế nào trong tương lai?
  • Điều gì có thể ảnh hưởng đến chuyện đó? (Điều gì sẽ xảy ra nếu em không biết?)
  • Em có quyền kiểm soát nào đối với những tác động đó?

Hướng dẫn học sinh nghiên cứu các mẫu

  • Em nhận diện được những mẫu nào?
  • Các mô hình cho em biết điều gì?

Hãy chắc chắn rằng học sinh có thể diễn giải một ý tưởng, kĩ năng hoặc chủ đề học thuật khác

  • Ý nghĩa của chủ đề, kĩ năng hoặc chủ đề học thuật này đối với tôi, với những người khác trong lĩnh vực này, với thế giới là gì?

Cho phép học sinh xem hoặc trải nghiệm mô hình tình cảm

  • Em nhìn thấy ở đâu hoặc em có trải nghiệm tình cảm, chăm sóc, bao dung và/ hoặc đồng cảm bao giờ chưa?

Hãy chắc chắn rằng học sinh được tư vấn tình cảm

  • Ai tư vấn tình cảm cho em? Có hiệu quả không?
  • Em tư vấn tình cảm cho người khác như thế nào?

Terry Heick

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Hà (ST)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
PCGD
BO GDDT
SMAS
Violet
Bo GDDT
Trường học kết nối
ViettelStudy
Youtube

Giới thiệu về Trường THCS Phan Huy Chú, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Có thể nói rằng đây cũng là kiệt tác của lãnh đạo phòng Giáo dục đào tạo huyện Thạch Hà bấy giờ. Sau nhiều năm liền nghiên cứu và thí điểm; nhờ sự quan tâm sâu, sát, của lãnh đạo phòng đặc biệt là thầy: Lê Thuần Tứ cùng với sự lăn lộn trực tiếp của thầy và trò mà điển hình là thầy Lê Đức Hân và...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây