Chuyển đổi số 2024

Chủ đề tháng 4/2022: "Hưởng ứng ngày sách Việt Nam"

Thứ ba - 12/04/2022 01:56
Sách - người thầy thân thiết của nhân loại. Sách là một phương tiện quan trọng nhất từ xưa đến nay trong việc lưu giữ, truyền bá tri thức nhân loại. Ngày hội đọc sách và văn hóa đọc ở Việt Nam còn mang một ý nghĩa nhân văn, đó là: bên cạnh tổ chức các hoạt động: triển lãm, trưng bày sách báo, triển lãm thư pháp, giao lưu giữa các nhà văn với bạn đọc, tọa đàm, nói chuyện chuyên văn học,  tuyên truyền giới thiệu sách, vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách…
Hưởng ứng ngày sách Việt Nam
Hưởng ứng ngày sách Việt Nam
Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo!
Các em học sinh thân mến!        
Như chúng ta đã biết trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên dạy chúng ta mọi điều hay trong cuộc sống. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn sâu kín của mỗi con người và đọc sách  từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên toàn thế giới.
          Sách - người thầy thân thiết của nhân loại. Sách là một phương tiện quan trọng nhất từ xưa đến nay trong việc lưu giữ, truyền bá tri thức nhân loại.
Sách có chức năng phổ cập mọi lĩnh vực văn học, lịch sử, chính trị - xã hội, khoa học và kỹ thuật đời sống giáo dục như: SGK, STK, SĐĐ, SPL, STN,… trong các môn học mà văn hóa đọc mang lại nội dung, thông điệp, truyền thụ có giá trị thiết thực, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác cao. Đồng thời sách là một loại hình có khả năng lưu trữ lâu dài được giữ gìn cẩn thận trong hệ thống thư viện trường học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Không có sách là không có tri thức, không có tri thức là không có chủ nghĩa xã hội.”
Ngày nay, văn hóa đọc còn có vai trò to lớn vì sách rất cần cho mọi người, mọi lứa tuổi, sách càng cần cho cán bộ giáo viên và các em học sinh học tập , nghiên cứu…
Nhân “ngày sách Việt Nam 21/4” cùng ngày “sách và bản quyền thế giới 23/4”
Hôm nay, ngày 05 tháng 4 năm 2019, hòa cùng không khí vui tươi phẩn khởi của trường THCS Phan Huy Chú, tôi muốn gửi tới quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh trong trường chúng ta một thông điệp về sách…
Ngày sách Việt Nam 21/4: Ngày tôn vinh sách và văn hoá đọc. Trong dòng chảy của lịch sử văn minh nhân loại từ bao thế kỷ nay ở nhiều nước đã xuất hiện thư viện và việc tổ chức đọc sách báo cho các tầng lớp nhân dân: lịch sử của “ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha cùng vào ngày lễ thánh Giooc-giơ 23/4. Người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và những ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Từ đó hàng năm, truyền thống tốt đẹp này được người Tây Ban Nha phát triển thành “Ngày hội đọc sách” trên các đường phố. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi,… được diễn ra dưới nhiều hình thức như: tuần lễ đọc sách, ngày sách, tuần lễ thư viện,… Từ năm 1995 tổ chức UNEESCO đã chính thức chọn ngày 23/4 hàng năm là “ngày sách và bản quyền thế giới”  nhìn trên bình diện quốc tế những lễ hội sách, ngày hội đọc sách đã và đang mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả hết sức to lớn. Hàng năm hoạt động này đã thu hút sự chú ý, quan tâm của hàng vạn, hàng triệu người đọc, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà quản lý mỗi nước. Bất kể già, trẻ, gái, trai mọi thành phần giàu, nghèo trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay thì việc tổ chức các “ngày sách” và “văn hóa đọc” càng góp phần khẳng định: Sách và văn hóa đọc mãi mãi trường tồn. Ở Việt Nam gần 10 năm nay, hưởng ứng “Ngày sách và bản quyền thể giới 23/4” Vụ Thư Viện, Bộ VHTTDL đã phối hợp với Hội Thư Viện Việt Nam đã tổ chức, phát động ngày sách và văn hóa đọc có quy mô quốc gia. Từ đó đến nay , ngày hội sách và văn hóa đọc ở nước ta đã dần trở thành nề nếp, đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa rộng rãi từ trung ương đến các địa phương các tình thành trong cả nước.
Với mục đích cao cả, không chỉ tôn vinh sách, giá trị của văn hóa đọc, đã khẳng định vị thế xã hội và tầm quan trọng của sách - một nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần, truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam.
Ngày hội đọc sách và văn hóa đọc ở Việt Nam còn mang một ý nghĩa nhân văn, đó là: bên cạnh tổ chức các hoạt động: triển lãm, trưng bày sách báo, triển lãm thư pháp, giao lưu giữa các nhà văn với bạn đọc, tọa đàm, nói chuyện chuyên văn học,  tuyên truyền giới thiệu sách, vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách…
Ngày hội sách và văn hóa đọc đã huy động được sự đóng góp, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần cho các thư viện - nơi nuôi dưỡng văn hóa đọc. Công tác xã hội hóa thư viện có ý nghĩa này đã và đang thu được nhiều kết quả to lớn. Chỉ tính riêng thư viện Quốc Gia Việt Nam từ năm 2005 đến nay, ngày hội đọc sách đã được tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với hàng chục nghìn cuốn sách. Trang thiết bị (có giá trị vài tỷ VNĐ). Vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc hợp tác với Bộ GD&ĐT thực hiện dự án "Cảm ơn thư viện nhỏ" với 100% vốn hỗ trợ từ Hàn Quốc đã khánh thành thư viện tại trường THCS Tứ Hiệp (Thanh Trì, HN).
Dự án “Cảm ơn thư viện nhỏ” từ năm 2007 được tiến hành bởi Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Hàn Quốc thông qua nguồn vốn ODA trên lĩnh vực Văn hóa Giáo dục; trên tinh thần truyền tải những kinh nghiệm về phát triển văn hóa và giáo dục của Hàn Quốc, đồng thời khuyến khích văn hóa đọc phát triển ở Việt Nam. Cùng với đó là các dự án về thư viện xanh, thư viện tiên tiến cũng đang được áp dụng và phát triển tại các trường học.
Một trong những biện pháp hỗ trợ việc phát triển các năng lực tự học và học tập suốt đời cho học sinh là việc xây dựng các hệ thống thư viện trường học với các tài liệu phù hợp, phong phú, đa dạng và các hoạt động khuyến khích đọc để giúp hình thành thói quen đọc sách cho học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Các hoạt động ý nghĩa này được sự quan tâm, chú ý của hàng vạn bạn đọc. Đây có thể coi là một kết quả thiết thực, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc của ngành thư viện với những nỗ lực to lớn để nâng cao dân trí, nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân và cho mọi tầng lớp sinh viên, học sinh.
Điều hết sức vui mừng là mong  mỏi và nỗ lực đề nghị của các cơ quan ban nghành về việc lấy một ngày trong năm là ngày sách và văn hóa đọc đã được đáp ứng: Ngày 24/2/2014 Thủ Tướng Chính Phủ đã ký ban hành quyết định số 284QĐ - TT lấy ngày 21/4 hàng năm là “Ngày Sách Việt Nam”. Quyết định nêu ra: Ngày Sách Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đồng thời tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò,vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Bên cạnh đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các nghành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Qua bài tuyên truyền”Ngày Sách Việt Nam” và “ Ngày sách, bản quyền thế giới ” này tôi mong các quý thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể các em học sinh trong trường THCS Phan Huy Chú hãy chung tay góp sức biến “Ngày sách Việt Nam” thành “ Ngày Hội Đọc Sách”, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng phát triển tư duy . Đồng thời tôn vinh gái trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội và hãy:
          “… siêng xem sách và đọc nhiều sách là một việc đáng quý...”
                   (Hồ Chí Minh)
Một lần nữa tôi mong muốn quý bạn đọc, quý thầy cô giáo, các em học sinh  hãy quan tâm, yêu mến sách – phương tiện hằng ngày chúng ta đang sử dụng và hãy đến thư viện trường THCS Phan Huy Chú để đọc sách hàng ngày, hàng giờ và hàng tuần theo lịch đọc của các khối lớp, các tổ đã được quy định cụ thể trên lịch phục vụ bạn đọc tại thư viện trường THCS Phan Huy Chú. Tôi mong các đồng chí cán bộ giáo viên và các em học sinh hãy hưởng ứng và thức hiện “ Ngày sách Việt Nam” cùng ngày “ Sách, bản quyền thế giới ” bằng hành động cụ thể như: Quyên góp SGK, STK các môn học… Vào tủ sách thư viện của nhà trường “ Hảy góp một phần cuốn sách hay, để có được  nhiều cuốn sách quý.” Đồng thời tích cực nâng cao tinh thần  tự học ,tự đọc sách của mỗi người.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý bạn đọc, quý thầy cô giáo cùng các em học sinh sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
                                                                               Thạch Hà, ngày 11 tháng 04  năm  2022 
                                                                               Người giới thiệu


                                                                          Học sinh lớp 6A: Nguyễn Thảo Linh  

Tác giả bài viết: Admin

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay13,831
  • Tháng hiện tại316,082
  • Tổng lượt truy cập23,857,220
Tài Liệu Tiếng Anh THPT-THCS
Yotube
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây