Dạy và học trực tuyến – cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Thứ tư - 29/07/2020 11:39
Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Nhưng để có những giờ học chất lượng, ngoài khả năng tương tác, nỗ lực của người dạy thì đòi hỏi người học phải có ý thức, cũng như văn hóa học trực tuyến.
Dạy và học trực tuyến – cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Thầy cô cần chuẩn bị bài giảng kỹ

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đến đầu tháng 4.2020, cả hệ thống giáo dục đại học có 98/ 240 cơ sở đang tổ chức giảng dạy trực tuyến. Việc chuyển đổi phương thức dạy học diễn ra trong bối cảnh trường học phải tạm đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và bảo vệ sức khoẻ của học sinh, sinh viên.

Đến thời điểm này, Bộ GDĐT chưa đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do việc dạy học trực tuyến vẫn được coi biện pháp tình thế để phòng chống dịch. Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ đang xây dựng quy chế mới về đào tạo chính quy bậc đại học và sẽ bổ sung các quy định theo hướng cho phép các trường có thể đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo trực tiếp.

Khi dạy học trực tuyến được công nhận, đồng nghĩa với việc phải tính đến các giải pháp để việc dạy học theo hình thức này thực sự có hiệu quả.

Là một trong những cơ sở sớm triển khai mô hình lớp học trực tuyến và đạt được những hiệu quả nhất định, GS-TS Nguyễn Văn Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho rằng, để tạo nên những giờ học online chất lượng thì người thầy luôn là nhân tố quan trọng nhất, quyết định cho sự thành công hay thất bại của quá trình dạy - học.

 
Một lớp dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Phenikaa.  

“Để hình thức học trực tuyến đạt được hiệu quả mạnh hơn và tiếp cận sâu hơn đến toàn thể sinh viên, nhà trường đã tăng tiến độ cập nhật các bài giảng trực tuyến, các diễn đàn tương tác giữa giảng viên và sinh viên, diễn đàn thảo luận sinh viên,… để sinh viên nắm bắt được kiến thức. Bên cạnh đó, các giảng viên sẽ tạo lập các nhóm học tập để thu hút sinh viên trao đổi và thảo luận.

Và người thầy luôn là nhân tố quan trọng nhất. Trong đó kỹ năng soạn giáo án, quản lý lớp học tốt luôn là yêu cầu trước nhất trong việc khai thác các tính năng giáo dục của công nghệ thông tin trong đào tạo” - GS Nguyễn Văn Hiếu khẳng định.

Sinh viên chủ động học

Cũng trong quá trình dạy học trực tuyến, nhiều thầy cô đã gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười”. Đây cũng chính là những hạn chế của phương thức dạy học này và cần khắc phục trong thời gian tới.

 "Tôi đã gặp phải tình huống đến "đứng hình" như đang giảng bài thì nghe được cả tiếng chó sủa, tiếng hàng xóm cãi nhau... lớp học lại phải dừng và im lặng để nghe”- Tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa, giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân chia sẻ.

Những cơ sở sử dụng phần mềm học trực tuyến Zoom thì lo ngại về tính bảo mật của phần mềm. Còn theo phản ánh của sinh viên, hình thức học trực tuyến có một số hạn chế như người học mở tài khoản lên rồi để đó, làm một việc khác. Nếu học online lâu dần, người học cũng không còn cảm giác được gặp nhau trò chuyện trực tiếp, mất đi niềm vui của việc đến trường, đến lớp.

Ngoài ra, học online cũng không thể áp dụng cho các môn thực hành, đường truyền mạng yếu cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài.

Theo TS Diêm Thị Thanh Hải – Phó Trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh (Trường Đại học Phenikaa), để học trực tuyến đạt hiệu quả, đòi hỏi sinh viên phải có ý thức học tập và văn hóa sử dụng mạng xã hội. Thực tế, nhiều em vẫn lên mạng học theo trào lưu.

TS Hải cho rằng sinh viên phải có ý thức tự học và chủ động. Sự tự giác này không bắt nguồn tự nỗi sợ bị rầy la hay áp lực điểm số, mà cần được hình thành từ hứng thú với bài giảng và ham muốn khám phá kiến thức.

Để hình thành cho sinh viên kỹ năng tự học, theo TS Lê Mạnh Tú – Giảng viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, cần có sự phối hợp tích cực giữa giảng viên và sinh viên. Kỹ năng tự học không phải là đòi hỏi nhất thời trong thời gian dịch bệnh mà đó là một trong những năng lực tiên quyết của công dân toàn cầu và công dân thời đại số.

BÍCH HÀ

Tác giả bài viết: Admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
PCGD
BO GDDT
SMAS
Violet
Bo GDDT
Trường học kết nối
ViettelStudy
Youtube

Giới thiệu về Trường THCS Phan Huy Chú, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Có thể nói rằng đây cũng là kiệt tác của lãnh đạo phòng Giáo dục đào tạo huyện Thạch Hà bấy giờ. Sau nhiều năm liền nghiên cứu và thí điểm; nhờ sự quan tâm sâu, sát, của lãnh đạo phòng đặc biệt là thầy: Lê Thuần Tứ cùng với sự lăn lộn trực tiếp của thầy và trò mà điển hình là thầy Lê Đức Hân và...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây