Kỹ năng phòng chống đuối nước trẻ em đẻ tránh tai nạn đuối nước thương tâm

Thứ tư - 22/07/2020 12:56

Kỹ năng phòng chống đuối nước trẻ em đẻ tránh tai nạn đuối nước thương tâm

(ANTV) - Mỗi năm, khi mùa hè đến cũng là thời điểm xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau cho gia đình và cộng đồng. Ngoài hiện tượng trẻ em bị đuối nước khi rủ nhau tắm sông hồ ở các làng quê, thì chính tại các khu vui chơi ở trung tâm thành phố cũng đã xảy ra những vụ việc đuối nước đau lòng.

Mới đây, 1 cháu bé 4 tuổi đã tử vong do đuối nước tại công viên nước Thanh Hà, quận Hà Đông - nơi có hàng chục nhân viên bảo vệ, cứu hộ túc trực. Cháu bé bị lật phao trong lúc tắm dẫn đến ngạt nước, người thân đi cùng cháu bé đã mất tập trung, thiếu quan sát, lực lượng cứu hộ chậm phát hiện, nhiều lí do dẫn đến cái chết đau lòng này.

WHO cho biết, đuối nước là "dịch" thầm lặng cướp hơn 2.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm, tuy nhiên "dịch" này có thể phòng ngừa. Vậy chúng ta cần có những kĩ năng nào để phòng chống đuối nước cho trẻ em, sau đây là một số lưu ý dành cho các phụ huynh.

A. Lưu ý khi cho trẻ đi bơi:

- Không để trẻ 1 mình xa tầm mắt người lớn

- Phải có phao bơi an toàn

- Không cho trẻ nhai kẹp cao su khi bơi

- Không để đồ chơi ở bể khiến trẻ cố với

- Luôn mang điện thoại để dùng khi cần

B. Giải pháp chống đuối nước:

- Dạy trẻ trong độ tuổi tiểu học và THCS kĩ năng biết bơi và an toàn trong môi trường nước

- Các sông, hồ, ao phải có biển báo nguy hiểm

- Giếng nước, bể nước luôn có nắp đậy

- Trẻ em dưới 5 tuổi luôn có người lớn giám sát, không để chơi một mình gần sông, hồ, suối

-Khi đi du lịch ở các vùng sông nước, phụ huynh cần chuẩn bị các phao cứu sinh.

C. Biên pháp xử lý đuối nước:

- Túm gáy hoặc nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước. Sau đó, tát vào má nạn nhân mấy cái để gây phản xạ hồi tỉnh

- Quàng tay qua nách, nâng gáy bằng kiểu bơi ếch ngửa hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ.

- Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt.

- Nếu ngừng tim phải ép tim ngoài lồng ngực.

Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của nạn nhân, nếu xử lý chậm nạn nhân bị thiếu oxy não thì sẽ rất khó cứu sau đó.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây