Ra trường năm 2000, thầy giáo trẻ Nguyễn Châu Phi được phân công về dạy học tại huyện Lộc Hà. Niềm say nghề, yêu HS là hành trang để thầy luôn phấn đấu. Những cố gắng không mệt mỏi ấy đã được đền đáp khi thầy được tập thể sư phạm Trường THCS Mỹ Châu tín nhiệm giao trọng trách bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi của nhà trường.
Sau ngày tách huyện mới, thầy Phi lại được luân chuyển về giảng dạy tại Trường THCS Phan Huy Chú - một trong những trường có chất lượng cao trên địa bàn huyện Thạch Hà. Nỗ lực của tập thể giáo viên tổ chuyên môn, trong đó có thầy Phi đã góp phần mang lại cho nhà trường thêm những niềm vui sau mỗi kỳ thi HS giỏi huyện, tỉnh.
Thế nhưng, niềm vui không thực sự viên mãn khi năm 2009, sau một lần khám sức khỏe, thầy phát hiện mình bị bệnh hiểm nghèo. Những cơn đau, những lần xạ trị và nỗi buồn dường như đã hút cạn sức sống của người thầy giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Thầy Nguyễn Châu Phi chia sẻ: “Đã có lúc tôi chán nản, thất vọng và rất bi quan, muốn buông xuôi mọi thứ, nhưng sự động viên của gia đình, người thân, học trò và đặc biệt là tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp đã tiếp thêm nghị lực để tôi chiến thắng bệnh tật”.
Sau 3 tháng xạ trị, sức khỏe chưa ổn định, nhưng nỗi nhớ trường, nhớ HS đã đưa thầy trở lại với mái trường. Dạ dày bị cắt bỏ gần hết, những cơn đau vẫn tiếp tục hành hạ nhưng không thể lấy đi nụ cười, niềm lạc quan và tâm huyết của người thầy. Những ánh mắt háo hức của HS sau mỗi giờ lên lớp, những cuộc gọi điện thăm hỏi, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống của lớp lớp HS như liều thuốc bổ giúp thầy quên nỗi đau bệnh tật. Hạnh phúc lại mỉm cười khi tổ ấm đơn sơ của vợ chồng thầy có thêm thành viên mới.
Nói về thầy giáo Phi, tập thể sư phạm Trường THCS Phan Huy Chú không chỉ ngưỡng mộ về nghị lực vượt lên hoàn cảnh mà còn là mối tình đẹp và kết thúc có hậu của vợ chồng thầy. Câu chuyện cổ tích giữa đời thường này được viết bởi một cô giáo trẻ cùng quê đã luôn sát cánh, chia ngọt, sẻ bùi cùng thầy trong những tháng ngày gian khó.
Thầy Phi tâm sự: “Dẫu không muốn người mình yêu thương phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả khi mình mang trọng bệnh, nhưng quyết tâm của cô ấy khiến tôi phải suy nghĩ lại. Chính vì thế, tôi càng cảm thấy trọng trách của mình lớn hơn, càng phải cố gắng nhiều hơn. Mỗi ngày tỉnh dậy, tôi luôn tâm niệm sẽ làm sao để không phụ tình cảm, tấm lòng của những người thân yêu dành cho mình”.
Gần 15 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, 5 năm sống chung với bạo bệnh, nhưng với bạn bè, đồng nghiệp, các bậc HS, thầy Phi luôn là tấm gương về sự tâm huyết đối với nghề nghiệp và khát vọng, nghị lực sống ở đời…
(Theo Anh Thư)
Tác giả bài viết: Anh Thư
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Có thể nói rằng đây cũng là kiệt tác của lãnh đạo phòng Giáo dục đào tạo huyện Thạch Hà bấy giờ. Sau nhiều năm liền nghiên cứu và thí điểm; nhờ sự quan tâm sâu, sát, của lãnh đạo phòng đặc biệt là thầy: Lê Thuần Tứ cùng với sự lăn lộn trực tiếp của thầy và trò mà điển hình là thầy Lê Đức Hân và...