Kính thưa quí vị đại biểu
Kính thưa các Thầy giáo, Cô giáo
Thưa tất cả các em học sinh thân yêu !
Hòa chung với niềm vui của toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong cả nước nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cho phép tôi được thay mặt cho cán bộ, giáo viên trường THCS Phan Huy Chú, huyện Thạch Hà, Hà Tinxhh sơ qua vài nét về lịch sử truyền thống của trường.
Trường THCS Phan Huy Chú hôm nay có điểm xuất phát ban đầu là lớp học của con em các gia đình chính sách. Nói là con em của gia đình chính sách nhưng thực chất là nơi ươm mầm nhân tài đất nước. Đó là năm 1978 sau bao trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu của lãnh đạo phòng GD đặc biệt là Thầy Trần Hậu Quý, Thầy Lê Thuần Tứ, sự nhiệt tình năng nổ của Thầy Lê Đức Hân, thầy Nguyễn Phi Yến 2 lớp học ban đầu được hình thành: Lớp văn và lớp toán, đội tuyển học sinh giỏi của trường đã đưa Thạch Hà lên vị trí nhất tỉnh Nghệ tĩnh thời bấy giờ. Nhờ có những thành tích ấy mà năm 1981 trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Năng khiếu Thạch Hà.
Lúc đầu trường chỉ có 2 lớp học nên địa điểm không ổn định, phải học gửi ở nhiều xã trong huyện: khi Thạch Linh, thạch Thượng, khi Thạch Thanh, Thạch Hưng ... đến 1982 trường được hình thành với một khuôn viên chật hẹp, khiêm tốn, nép mình trên mảnh đất hoang gọi là Mụ Cuồn của xã Thạch Thượng, vài năm sau đó trường có thêm các lớp Văn, toán, nga của khối 7-8 ( tức ngang khối 8-9 bây giờ), những năm sau đó nữa trường có thêm 2 lớp cấp I, lớp 4 và lớp 5 cũng là hội tụ của những học sinh giỏi toàn huyện để tham dự kỳ thi tỉnh, thi quốc gia. Nhờ những thành tích đã đạt được trong suốt chiều dài thời gian, được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND đặc biệt là sự tham mưu trực tiếp của lãnh đạo Phòng giáo dục Thạch Hà, trường Năng khiếu được tiếp quản một khu vực mới đó là địa điểm Công an huyện ( cũ) may là trường Bán công Thạch Hà. Lại một quá trình tư sữa, xây dựng. Sau một thời gian trường đã có 8 phòng học cao tầng, 8 phòng học cấp 4, phòng hội đồng, phòng thiết bị, thư viện tạm ổn định ... bên cạnh sự quan tâm của cấp tren, chúng ta không bao giờ quên được sự quan tâm sâu sát của các câp chính quyền, các ban ngành ở địa phương và lớp lớp các bậc phụ huynh trên địa bàn huyện đặc biệt là các thầy cô giáo lãnh đạo nhà trường qua bao thế hệ. Đầu tiên là Thầy Lê Đức Hâ ( nay là nhà giáo ưu tú - Hiệu trưởng trường chất lượng cao Nguyễn Du, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) chính thầy là người đã sáng lập ra trường. Tiếp đó là thầy Đồng Văn Hào - người con của Quê hương Thạch Thượng ( thầy nay đã nghỉ hưu). Nhận nhiệm vụ thay thầy Hào là Thầy Nguyễn Văn Đồng nay thầy giảng dạy ở trường THCS Bắc Hà, vẫn miệt mài với công việc trồng người và người tiếp tục công việc ở trường Năng khiếu là thầy giáo Phan Thanh Văn, chúng ta vô cùng thương tiếc thầy bởi thầy đã vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng cách đây hơn 3 tháng.
Sau khi nhập trường cô giáo Lê Thị Hồng Việt thay thầy Văn làm Hiệu trưởng- Nay cô là Phó trưởng phòng GD - ĐT Thạch Hà, và người hiện nay đang gánh trách nhiệm nặng nề nhưng vinh dự vô cùng đó là Thầy Trần Huy Sâm - trưởng thành từ một giáo vien dạy toán của trường.
Năm tháng trôi qua, lớp lớp học sinh từ mái trường Năng khiếu Thạch Hà đã trưởng thành họ như những con chim tung cánh bay khắp mọi phương. Và đồng hành với những thành tích của học sinh là công lao to lớn của bao thế hệ cán bộ giáo viên, những người có mặt sớm như thầy Nguyễn Phi Yến, Cô Đào Thị Tân, Cô Lê Thị Hồng Việt, Cô Lê Thị Long ... cho tới lúc tên tuổi của trường trở thành niềm tin của các cấp, các ngành và các bậc phụ huynh trong toàn huyện thì qui mô trường lớp được mở rộng. Những thầy cô giáo có năng lực chuyên môn lần lượt được chuyển về: Cô Tú, cô Hằng, cô Việt, Cô Phương, cô Thủy, cô Hà, cô Tuyết, cô Ngân, cô Hạnh, cô Thi, cô Lộc, Thầy Hoàng Anh, thầy Tâm, cô Hải Đường, thầy Sâm ... tiếp theo thế hệ đó là những cô Thảo, thầy Thành, thầy Dân, thầy Tứ, thầy Hoa, thầy Danh, cô Hoài, cô Hằng, cô Tịnh, cô Liễu ...
Không phụ lòng thầy cô, cha mẹ, các cấp lãnh đạo, toàn thể nhân dân địa phương bao thế hệ học sinh thân yêu đã đưa về cho huyện cho trường, cho gia đình và bản thân những bảng vàng thành tích, tên tuổi các em được ghi vào sổ vàng danh dự của trường và cả trong tầm thức mọi người, đó là các em Đỗ Khoa Vũ, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Văn Định, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Quang Bá, Lê Trọng Ngân, Nguyễn Thanh Hà, Lê Trung Hải, Nguyễn Thị Trà Giang ... tất cả các em đã và đang công tác, học tập, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước với học hàm, học vị: Tiến sỹ, phó tiến sỹ hoặc nghiên cứu trong các ngành kho học quan trọng ở nhiều nước trên thế giới: Nga, CH séc, Ba lan, Đức, Mỹ, Nhật bản, Bungari ...
Bước theo thế hệ đàn anh là lớp lớp đàn em họ đã đậu học sinh giỏi quốc gia từ khi chỉ lớp 5 của một trường Năng khiếu, các em cứ như những hạt giống tốt được ươm trên đúng mảnh đất màu mỡ, lớn lên,vươn cao, tỏa rộng ...
Đó là những em Nguyễn Văn Trường, Lê Anh Ngọc, Lê Anh Minh, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Đức Ý, Nguyễn Văn Toản, Nguyễn Hồng Phương, Lê Phương Mai, Phan Thanh Hà, Lê Minh Quang, Đặng Văn Tường, Trần Cẩm Thủy, Đặng Hoành Oanh, Nguyễn Thùy Dung ... các em là những kỹ sư khoa học công tác trên mọi miền đất nước hay là những sinh viên xuất sắc của các trường Đại học có tiếng trên toàn quốc. Cũng có những em đã trở thành những thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy trên quê hương Hà Tĩnh như em Hải ( Năng khiếu tỉnh), em Mai Cẩm Hà ( Trường THPT Lý Tự Trọng), em Nguyễn Vũ Ngọc ( Trường Nguyễn Trung Thiên), Nguyễn Huyền chi ( Trường Lê Quý Đôn), Bùi Quang Thành, Lê Thị Nguyệt ở THCS Phan Huy Chú.
Có thể nói rằng các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh trường Năng khiếu Thạch Hà đã để lại trong lòng mọi người những tình cảm và ấn tượng đẹp đẽ. Trường Năng khiếu Thạch Hà trở thành địa chỉ tin cậy không chỉ cho nhân dân huyện nhà mà còn cả bè bạn gần xa. Hàng chục em học sinh từ thị xã Hà Tĩnh, trung tâm của tỉnh đã vượt quãng đường xa để được học ở trường Năng khiếu Thạch Hà. Nhiều gia đình ở các huyện xa tìm cách đưa con em vào Thạch Hà ở trọ nhà người thân, bè bạn cũng chỉ 1 mục đích là con em được ghi tên vào học ở trường. Thực sự mái trường Năng khiếu là niềm tự hào của người dân Thạch Hà chúng ta.
Kính thưa các quí vị khách quí
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo
Thưa tất cả các em
Năm học 1998 - 1999 thực hiện NQ, chỉ thị của Đảng và Chính phủ, chỉ thị, quyết định của BGD - ĐT về việc xóa bỏ trường chuyển lớp chọn, ngành GD - ĐT thực hiện giáo dục toàn diện đồng thời mở rộng qui mô trường lớp, đặc biệt là bậc THCS. Năng khiếu Thạch Hà một lần nữa lại thay đổi, trường sát nhập với THCS thị trấn Thạch Hà - mang tên nhà nghiên cứu, biên khảo lịch sử, nhà thơ, nhà giáo Phan Huy Chú.
Phan Huy Chú sinh 1782 mất 1840 quê ở làng Thu Hoạch, huyện Can Lộc - Trần Nghệ An ( Nay thuộc xã Thạch châu - Thạch Hà - Hà Tĩnh), sau dời ra lập quê ở Sài Sơn ( Làng Thầy - Phủ Quốc Oai - Trấn Sơn Nam - Tỉnh Hà Tây).
Thưở nhỏ ông có tên là Phan Huy Hạo, về sau tránh tên húy của triều Minh Mệnh nên đổi là Phan Huy Chú tự là Lâm Khanh, hiệu là Mai Phong. Con trai cụ Phan Huy Ích ( tiến sỹ), cháu cụ Phan Huy Cận ( tiến sỹ), chắt cụ Phan Huy Vịnh ( Tiến sỹ - Thượng thư bộ lễ). Với truyền thống gia đình rạng danh ấy ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng hay chữ, 2 lần thi đậu tú tài, đến năm Minh Mệnh thứ 12 ( 1821) tiếng đồn về các biệt tài của ông với ông vào kinh đô sau đó bổ chức biện tu ở viện Hàn Lâm ( như một tiến sỹ), cùng năm ấy ông daanh sách " Lịch triều hiến chương lại chí" là bộ sách được biên soạn 10 năm trước đó. Năm 1828 ông được giữ chức phủ thừa, phủ thừa thiên, tiếp đó thăng hiệp trấn Quảng Nam - sau về kinh đô Huế giữ chức thị đội ở viện Hàn Lâm. Ông là người có tài ứng đổi nên 2 lần được triều đình cử làm phó sứ sang triều Thanh quan hệ bang giao. Lần đầu vào năm 1824 trong sứ bộ của Hoàng Kim Hoán, lần sau vào năm 1832, đến năm Minh Mệnh thứ 14 ( 12/1833) ông được phái làm đại sứ sang Jakarta ( In đô nê xi a). Sau chuyến đi ấy về ông được phục chức: Từ vụ bộ công ít lâu sau ông xin từ quan về nhà dạy học rồi mất. Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam và ông trở thành một trong những danh nhân văn hóa làm rạng danh tỉnh, huyện nhà.
Ông không chỉ là quan chức mà còn là một nhà nghiên cứu, biên khảo lịch sử, nhà thơ, nhà giáo, ông đã để lại cho đời sau tác phẩm" Lịch triều hiến chương loại chí" gồm 49 quyển bộ sử này được coi là bộ " Bách khoa toàn thư" đầu tiên của Việt Nam. Ông còn là bậc thầy trên nhiều lĩnh vực: Địa lý, thơ ca ... với công lao to lớn của ông cũng như những ghi mà ông để lại cho muôn đời con cháu mai sau, đó cũng chính là niềm tự hào của nhân dân Hà Tĩnh nói chung, nhân dân Thạch Hà nói riêng. Vì lẽ đó mà trường được mang tên ông: Trường THCS Phan Huy Chú từ khi được mang tên trường Phan Huy Chú dưới sự lãnh đạo của cô giáo Lê Thị Hồng Việt, tiếp đó là thầy Trần Huy Sâm trường vẫn tiếp tục phát huy được những truyền thống đã có để gặt hái những thành công mới. Năm học 2002 - 2003 trường lại một lần nữa nhập trường, lần này trường nhập với THCS Thạch Thanh, 1 xã thuần nông, cách địa bàn thị trấn từ 3-5 km. Ban đầu việc nhập trường tưởng đơn giản vì con em Thạch Thanh hào hứng chuyển xuống học ở trung tâm huyện, nhưng khó khăn lại chồng chất khó khăn, trường hẹp, lớp không đủ, sân chơi không đủ, phương tiện học tập càng không ... huyện ủy, UBND và Phòng GD - ĐT lại phải bàn bạc, tính toán với Đảng ủy, chính quyền địa phương 2 xã. Trên thống nhất chủ trương song truyền đạt xuống nhân dân và được nhân dân thống nhất ủng hộ lại là vấn đề không đơn giản. Bao lần đo đất cho trường là bấy nhiêu lần dân kéo đến bao vây, ngăn chặn, đe dọa thậm chí còn nằm ra đấy kêu van ... song rồi đâu lại vào đấy, người dân được cán bộ huyện, xã giảng giải họ thực sự hiểu ra lợi ích của việc xây dựng trường học là chiến lược lâu dài cho xã nhà, nhân dân lại hết lòng ủng hộ, ngôi trường đẹp đẽ, khang trang đang từng bước được thay da đổi thịt giữa cánh đồng ngày hôm nay là một minh chứng cho sự đồng tình ủng hộ đó của nhân dân: Hai dãy nhà cao tầng, 1 dãy nhà cấp 4, 1 sân bóng đá ... từng dãy cây bàng, cây phương, cây trâm đã bắt đầu tỏa bóng, đem lại màu xanh đẹp đẽ cho mái trường. Đó chính là công sức của thầy trò, của phụ huynh, nhân dân địa phương, của các cấp, các ngành ...
Bên cạnh những nổ lực cố gắng để xây dựng cơ sở vật chất điều mà nhà trường tập trung đặc biệt đó là chất lượng học tập của học sinh, chất lượng giảng dạy của giáo viên, những thế hệ giáo viên của mái trường này đã truyền thụ cho học sinh những kiến thức khoa học, xã hội trao cho các em những tấm lòng nhân ái ... để mang về kết quả mỹ mãn: Trường liên tục được công nhận là trường TTXS cấp tỉnh, cấp huyện, từ chổ 20-22-75-77 nay là 79 cán bộ giáo viên họ là những người có tuổi, mẫu mực, giàu kinh nghiệm, trẻ hăng hái, nhiệt tình tất cả tạo thành 1 khối vững chắc dưới sự lãnh đạo sâu sát kịp thời của chi bộ, công đoàn đặc biệt là BGH nhà trường tất cả chung lòng, chung sức tiến lên. Năm học 2005 -2006 trường có 36 lớp với 1366 học sinh trường đạt TTXS cấp huyện, đoàn đội được TW đoàn tặng bằng khen, công đoàn + Hội chữ thập đỏ xuất sắc có 17 đ/c đạt CM giỏi, khống có giáo viên yếu, kém, có 5 đ/c đạt giáo viên giỏi tỉnh, 28 đ/c giáo viên đạt giáo viên giỏi huyện, có 11 SKKN đạt cấp tỉnh, 97% học sinh đậu tốt nghiệp và trong số đó có 276 em ( 80%) thi đậu vào cấp 3 với điểm văn, toán cao nhất toàn huyện, có 23 em đậu vào Năng khiếu tỉnh, học sinh giỏi xếp thứ nhất toàn huyện, thứ 2 toàn tỉnh, có 1 em đạt giải nhì quốc gia về giải toán bằng máy tính bỏ túi ... có được những thành tích ấy trước hết phải kể đến công lao của các thầy cô giáo. Họ là những tấm gương sáng để học sinh noi theo: Cô Tân, thầy Sâm, cô Hà, cô Thủy, cô Tuyết, cô Tú, thầy Lợi, thầy Hải, thầy Phi, thầy Tứ ... Bên cạnh những thầy cô giáo già thi lớp trẻ sung sức đang từng bước vươn lên và khẳng định mình như Thầy Lợi, Thầy Bình, cô Yến, cô Thu, cô Tuyết ... các thầy cô đã làm dấy lên phong trào thi đua sôi nổi, có hiệu quả, chính các thầy, các cô đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi như : Lê Phương Mai, Trần Nhật Sinh, Lê Cẩm Thơ, Lê Văn Du, Trần Cẩm Thủy, Lê Minh Quang, Đặng Huyền Thương, Nguyễn Hương Tràm, Lê Quốc Hương nhiều em sau đó đã đậu học sinh giỏi quốc gia, vào thẳng các trường đại học tên tuổi.
Như vậy là thành tích lại nối tiếp thành itchs, tên tuổi trường Phan Huy Chú lại được mọi người nhắc đến với một niềm kính phục, tin tưởng. Chúng ta có quyền tự hào và kiêu hãnh về truyền thống của trường Phan Huy Chú. Dù đã 1 lầm đổi tên, 3 lần nhập trường và nhiều lần di dời địa điểm nhưng sức trẻ của trường vẫn mãi như mầm xanh, vượt qua mưa gió, bão tố, nắng cháy để sổng, vươn lên và làm đẹp cho đời. Trường vẫn kế tục và phát huy được những thành tích của trường Năng khiếu trước đây ghi thêm vào truyền thống của trường những trang đẹp nhất, rạng rỡ nhất.
Hôm nay nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chúng ta cùng nhau ôn lại vài nét về truyền thống của trường, mong rằng trong mỗi chúng ta, dù ở cương vị nào, nhiệm vụ gì cũng phải cùng nhau giữ gìn và phát huy truyền thống đẹp đẽ của trường để kính dâng lên hương hồn cụ Phan Huy Chú, đáp ứng niềm tin yêu mong đợi của các cấp, các ngành, của nhân dân, phụ huynh của những người đã giành cho trường những tình cảm thương yêu ..
Cuối cùng tôi xin kinh chức quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, các em học sinh sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống!
Xin cảm ơn
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Phương Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Có thể nói rằng đây cũng là kiệt tác của lãnh đạo phòng Giáo dục đào tạo huyện Thạch Hà bấy giờ. Sau nhiều năm liền nghiên cứu và thí điểm; nhờ sự quan tâm sâu, sát, của lãnh đạo phòng đặc biệt là thầy: Lê Thuần Tứ cùng với sự lăn lộn trực tiếp của thầy và trò mà điển hình là thầy Lê Đức Hân và...