Trường THCS Phan Huy Chú-Thạch Hà-Hà Tĩnhhttps://thcsphanhuychu.edu.vn/uploads/bannerphanhuychu003.jpg
Thứ hai - 17/02/2020 05:19
Trường THCS Phan Huy Chú xin giới thiệu đến bạn đọc"Đề thi học sinh giỏi Huyện Thạch Hà môn hóa học năm 2016-2017". Mời các bạn cùng tải về và tham khảo.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THẠCH HÀ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN THI: HÓA HỌC- LỚP 9 THCS Thời gian làm bài:150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu I (7,0 điểm): 1. Viết phương trình hóa học cho dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có) FeSO4 FeCl2 FeSO2H2SO4CuSO4Cu(OH)2 2.Viết tường trình thí nghiệm cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3. 3.Viết phương trình hóa học và cho biết hiện tượng quan sát được trong mỗi thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1:Cho mẫu Natri(bằng hạt đậu)vào cốc nước có lẫn dung dịch phenolphtalein. Thí nghiệm 2: Cho mẫu quỳ tím vào dung dịch NaOH, sau đó cho tiếp từ từ dung dịch HCl vào đến dư. Thí nghiệm 3: Cho mẫu Bari vào dung dịch Na2CO3. Thí nghiệm 4: Sục khí CO2 từ từ đến dư vào nước vôi trong. Câu II (5,5 điểm) 1.Từquặng pirit(chứa FeS2), không khí và nước và đá vôi, chất xúc tác viết phương trình phản ứng điều chế Ca(OH)2 , H2SO4, đạm ure, đạm Amoni nitrat. 2. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học a. 4 chất khí riêng biệt gồm CO2, SO2, O2, N2. b.5 dung dịch đựng trong 5 lọ riêng biệt NaNO3, Na2SO4, NaCl, NaOH, Ba(OH)2. Câu III (4,0 điểm) 1. Hòa tan hết 23,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong vừa đủ 2 lít dung dịch chứa gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,4M thu được dung dịch A.Cô cạn dung dịch A được x gam muối khan.
Viết phương trình phản ứng. b. Tính x.
2. Hòa tan hoàn toàn 17,12 gam một muối clorua vào nước thu được 400 ml dung dịch Y. Lấy 200 ml dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 22,96 gam kết tủa trắng.
Tìm công thức hóa học của muối clorua( Muối X).
Từ muối X viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ sau:
(Muối X)YZG Câu IV (3,5 điểm) 1.Trộn 0,2 lít dung dịch H2SO4 1M với 0,3 lít dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Để phản ứng với A thu được kết tủa lớn nhất cần tối đa x lít dung dịch Ba(HCO3)2 0,4M sau phản ứng kết thúc thu được y gam kết tủa. Tính giá trị của x, y. 2. Cho 33,25 gam hỗn hợp Ba, K vào 155,15 gam nước thu được dung dịch X và 6,16 lít khí H2(đktc) . Sục từ từ 11,2 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. a. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. b. Tính nồng độ % chất tan trong dung dịch Y. Các phản ứng xãy ra hoàn toàn. ----------Hết----------- Cho: Ba= 137, Mg=24, Al=27, H=1, S=32, N=14, O=16, K=39, C=12, Cl=35,5, Fe=56, Mn=55, Cr=52, Cu=64, Na=23, Ag=108.
Họ và tên thí sinh:..................................................................Số báo danh:........................................ - Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng hệ thông tuần hoàn).