Trước hết, ông Hai là một người yêu làng, cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn luôn tự hào, cứ rảnh là ông lại nghĩ đến nó. Cũng vì kháng chiến nên phải đi tản cư, ông Hai cứ đau đáu nhớ đến cái hồi mà còn được sống ở làng, cùng anh em làm việc. Nhớ về làng, ông Hai thấy mình như trẻ ra, phải, cái niềm vui sướng trong lòng lúc nào cũng làm cho con người ta hừng hực sức sống. Ông Hai “muốn được về làng, muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.” Hàng loạt các câu cảm thán được sử dụng “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” Những ngày tháng còn được ở làng Chợ Dầu, ông Hai được làm những công việc góp sức cho kháng chiến nên thấy mình có ích cho làng, cho nước nên ông vui sướng lắm. Xa làng, đến nơi đất khách quê người, không còn được gắn bó nên nỗi nhớ cứ quẩn quanh bứt rứt không chịu được, đành phải lấy cái kỷ niệm một thời xoa dịu đi cái lòng yêu làng của ông.
Tình yêu làng, yêu nước trong trái tim của ông Hai vô cùng lớn. Đi giữa trời nắng gắt, ông thấy hả hê vì cái bọn Tây chịu cái “nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” Cái tiếng chửi sung sướng, khoái chí, căm thù bọn giặc. Ông Hai đều đặn mỗi ngày đi đến phòng thông tin, nghe tin mừng quân ta thắng lợi. Niềm vui ấy đã ăn sâu vào tâm trí, thành thói quen thường trực của người đàn ông ấy. Biết bao nhiêu là tin hay, ông Hai vui lắm “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”, “bao nhiêu ý nghĩ vui thích cứ chen chúc trong đầu óc”. Lòng ông Hai cứ luôn hướng về cuộc kháng chiến, hướng về làng nước nên trong lòng rộn rã hẳn.
Thế nhưng lòng yêu làng trong ông ai đã được Kim Lân khéo léo đặt trong một tình huống thử thách đặc biệt. Đó là khi nghe tin làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây.” Ôi cái tin ấy sao mà làm đau cái lòng lão ấy thế. Tình yêu làng bấy lâu nay bị chấn động nặng nề trước cái tin ấy. Ông Hai “nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.” Biệt tài của Kim Lân ở đây đã đặc tả được cái chân thực và đau đớn của một người đàn ông nghe rằng đức tin của mình đã bị phản bội. Nhưng ông vẫn chưa tin hẳn mới hỏi lại nhưng “giọng lạc hẳn đi” “Liệu có thật không hả bác? Hay chỉ lại…” Câu hỏi đứt quãng, tăng phần hốt hoảng và chua xót, nghẹn lại của nhân vật. Cái hay của Kim Lân đã khắc họa được chân thực sự đau đớn, uất nghẹn, tủi nhục, xót xa của ông Hai. Ban đầu, ông xấu hổ lắm, lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Sự xấu hổ thành nỗi nhục nhã, khiến “ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.” Rồi tiếp đến là hàng loạt các hành động đặc tả thể hiện sự thất vọng, chán chường, cũng như sự đấu tranh nội tâm, cái xót xa tủi nhực của ông Hai. “Ông nằm vât ra giường”. Người đàn ông lớn tới chừng ấy, thấy lòng tin của mình sụp đổ, bỗng “tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra.” Kim Lân đưa vào hàng loạt các câu hỏi tự vấn trong tâm trí của ông Hai, ông xót xa cho cái phận làm dân, làm con của làng Chợ Dầu mang tiếng theo Việt Gian “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu….” Bỗng nhiên ta thấy nỗi đau khổ, tủi nhục dâng trào đến tột cùng, rồi chẳng biết sau này các con ông phải sống trong sự khinh bỉ, rẻ mạt của người đời thế nào khi mang tiếng là Việt gian bán nước. Nỗi đau khổ ấy “rít lên” thành tiếng chửi, cái chửi đau xót và khổ tâm “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”
Nhưng rồi phần lý trí trong ông Hai về quãng thời gian được chiến đấu với anh em ở làng đã được khơi dậy, “chẳng nhẽ họ lại đổ đốn đến vậy. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả”. Và rồi những cái tên trong lời nói của mấy người kia đích xác là dân làng Chợ Dầu, cái nhục nhã lại tăng thêm bội phần. “Chao ôi! Cực nhục chưa, cà làng Việt gian.” Sự căm ghét quân thù, căm ghét cái giống Việt gian khiến ông nhục nhã khi làng mình theo Tây nhưng rồi ông thấy đau cho người dân làng Chợ Dầu, bị khinh bỉ, ruồng rẫy, bị “ghê tởm, thù hằn”. Cả cái nước Việt Nam này căm thù bọn Việt gian bán nước. Nghĩ đến cảnh “Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy” mà đau đớn.
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai
Từ khi nghe tin, ông Hai trốn tránh ra ngoài, phần vì sợ bị chủ nhà đuổi đi vì mang tiếng Việt gian bán nước, phần vì xấu hổ, nhục nhã, lúc nào cũng “nơm nớp lo” người ta nói cái chuyện ấy, cái chuyện cả đời ông không dám nghĩ tới, làng Chợ Dầu theo Tây, làm Việt gian. Hàng ngày, ông Hai phải chịu sự mỉa mai, xỉa xói của bà chủ nhà, rồi nghe tin người làng Chợ Dầu sẽ bị đuổi đi. Giờ biết đi đâu về đâu. Trong đầu ông chợt hiện lên suy nghĩ “Hay là về làng?” nhưng lập tức bác bỏ ngay “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ cụ Hô…” Chi tiết “nước mắt giàn ra” của ông Hai lần nữa xuất hiện. Đó là sự đấu tranh gay gắt trong nội tâm của ông lão. Thế nhưng tinh thần bất khuất, lòng yêu nước của ông hai đã bao trùm lên tình yêu làng đơn sơ nhỏ bé ấy “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”Ông nói chuyện với đứa con, lấy câu chuyện ấy nhắc nhở chính ông rằng Cụ Hồ, cách mạng mới là điều đúng đắn. Ông Hai là người biết phân biệt phải trái, đặt lợi ích chung, mục đích mình tôn thờ lên cao nhất. Yêu nước, ông có thể rời làng, không bao giờ nghĩ đến cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn tự hào nữa.
Rồi hôm nhận tin cải chính từ chủ tịch làng, ông Hai sung sướng đi khoe nhà mình bị Tây đốt nhẵn, rằng cái tin làng Chợ Dầu theo Tây đều sai cả. Ông hí hửng phát quà cho các con, đi khoe ông Thứ. Ông Hai như sống lại sau những ngày đau khổ. Thật ra, trong trái tim ông lão, tình yêu làng Chợ Dầu những năm kháng chiến và niềm tự hào âm ỉ cháy đâu đây nhưng vì sự trung thành với cụ Hồ, với cách mạng, tình yêu ấy đã bị vùi xuống thay thế bằng tình yêu nước cao cả. Ông Hai là một nhân vật điển hình của nhân dân Việt Nam những năm đầu kháng chiến, xây dựng nên nhân vật ông Hai, Kim Lân đã thật sự bộc lộ cái chất riêng trong thể loại truyện ngắn của mình.
Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đã mô tả thực tế tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, lòng trung thành, gan dạ, dũng cảm của một người con Việt Nam với cụ Hồ, với cách mạng qua nhân vật ông Hai. Ông Hai hiện lên trong trang văn đầy giản dị nhưng trái tim lại luôn nóng hổi tinh thần bất khuất, biết phải trái đúng sai, biết đâu mới là lẽ chính đáng. Hoàn thiện nhân vật ông Hai, Kim Lân đã chứng tỏ cái đạo đức trong văn chương mà ông luôn hướng tới.
Ngọc Huyền
Tác giả bài viết: Admin (Sưu tầm)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Có thể nói rằng đây cũng là kiệt tác của lãnh đạo phòng Giáo dục đào tạo huyện Thạch Hà bấy giờ. Sau nhiều năm liền nghiên cứu và thí điểm; nhờ sự quan tâm sâu, sát, của lãnh đạo phòng đặc biệt là thầy: Lê Thuần Tứ cùng với sự lăn lộn trực tiếp của thầy và trò mà điển hình là thầy Lê Đức Hân và...