Thói quen xấu trong học tập - Bạn hãy xem có hình ảnh bạn trong đó không?

Thứ tư - 18/03/2020 01:54
“ Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt số phận”
Thói quen xấu trong học tập - Bạn hãy xem có hình ảnh bạn trong đó không?
                                 THÓI QUEN XẤU

                        “ Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói    
                                        quen, gieo thói quen gặt số phận”
 Mỗi một người có một tính cách, số phận khác nhau bởi chúng ta có những thói quen, lối suy nghĩ khác nhau. Thói quen ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách mỗi người.Khổng Tử từng nói “ Bản chất của con người là giống nhau, chính những thói quen là điều khiến mỗi người trở nên khác biệt”. Thói quen là những phản xạ, hành vi, việc làm lặp đi lặp lại nhiều lần, miễn nhiên không phải xuất hiện từ lần đầu mà thói quen chính là kết quả của một quá trình. Chính bởi vậy, việc từ bỏ một thói quen là điều không hề dễ dàng bởi vì thói quen đã được định hình, trở thành một điều hiển nhiên trong cuộc sống của bạn.

  “Điều bất hạnh ở cõi đời này là chúng ta từ bỏ thói quen tốt dễ dàng loại bỏ hơn những thói quen xấu”(S.Maugham)

Thói quen được hình thành từ những suy nghĩ của chúng ta, lâu dần sẽ chuyển từ suy nghĩ  thành hành động, cùng với những tác động bên ngoài, bên trong, sự phát triển, sự thay đổi của môi trường và xã hội. Dựa vào những lợi ích hay tác hại mà thói quen mang lại, ta có thể chia chúng thành hai loại: thói quen tốt và thói quen xấu.Những quen tốt như là: đọc sách, tập thể dục, ngủ đủ giấc, có kế hoạch,…Những thói quen xấu ví dụ như: ỷ lại, lề mề, ngủ nướng, cắn móng tay,…
 Do những tác động bên ngoài hiện nay, cùng với sự quản lý không chặt chẽ của gia đình, nhà trường, sự chi phối cảm xúc lứa tuổi dậy thì mà những học sinh chúng ta đang dần hình thành những thói quen xấu khó bỏ, gây ra những hậu quả, tai hại nặng nề cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội. Hãy cùng nhau tìm hiểu một số thói quen xấu của học sinh và những tác hại của chúng gây ra dưới đây:
1.Học đối phó
Biểu hiện:
 + Học không có đam mê,học không có hứng thú, động lực, không cố gắng làm bài;
+ Học sơ sài, qua loa, không có kế hoạch mục tiêu cụ thể;
+ Gian lận trong thi cử, học hành không nghiêm túc, sử dụng sách giải để đối phó với thầy cô;
+ Tìm mọi cách để có đạt điểm cao, đủ điểm lên lớp.
Tác hại:
+ Mất hứng thú học tập;
+Học sinh học thụ động, dễ chán nản khi học bài;
+ Ỷ lại vào thầy cô, bạn bè, sách giải mà không dung hết khả năng thực lực của mình;
+ Không thể đạt được kết quả cao trong lớp;
+ Khả năng tư duy sáng tạo của não bộ dần mất đi;
+ Làm mất đi tính trung thực, gây ra  hiều tác hại sau này.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
2. Ỷ lại
Biểu hiện:
+ Luôn ỷ lại vào gia đình, người thân, bạn bè hoặc người khác;
+ Không thể tự làm một mình mà luôn cần có người bên cạnh giúp đỡ, khi không có ai chỉ dẫn thì không thể tự mình xoay xở;
+ Thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của mình, không suy nghĩ cho tương lai.
Tác hại:
+ Khó hòa nhập với xã hội;
+Không làm chủ được cuộc sống, không có bản lĩnh,không có sáng tạo và dễ thất bại trong cuộc sống;
+ Mất tính tự lập và trở nên phụ thuộc vào người xung quanh;
+ Không tự tin;
+Thiếu quyết đoán, không kiên trì, dễ bị dụ dỗ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
3.Mất tập trung
Biểu hiện:
+ Nói chuyện riêng, làm chuyện riêng trong giờ học;
+ Không thể tập trung lâu vào một việc;
+ Dễ bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài.
Tác hại:
+ Không làm việc đến nơi đến chốn;
+Hay quên;
+ Khó khăn trong việc sắp sếp quản lý;
+ Nói chuyện riêng trong lớp ảnh hưởng đến những người xung quanh.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4. Cẩu thả
Biểu hiện:
+ Thường không cẩn thận, làm bài vội vàng cho xong;
+ Không có thói quen kiểm tra lại những gì đã làm;
+ Chữ viết xấu, ít làm nháp, hay tẩy xoa trong bài kiểm tra;
+Không chú tâm vào bài tập hay bài kiểm tra mà chỉ làm qua loa đại khái.
Tác hại:
+ Người cẩu thả thường không được điểm cao;
+ Tính cẩu thả đôi khi để lại sai lầm lớn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

5. Lười biếng
Biểu hiện:
+ Ngủ nướng;
+Không muốn học, ngán ngẩm khi có quá nhiều bài tập;
+ Không tập trung học, vừa học vừa chơi;
+ Lười động não, lười đọc sách, lười luyện tập,… Những người lười biếng thường nước đến chân mới nhảy, không có kế hoạch học tập;
+ Không giám đối mặt, đùn đẩy trách nhiệm, sợ nhận phần khó khắn về mình;
+Không muốn nỗ lực, cố gắng, ngại hy sinh trước khó khan thử thách.
Tác hại:
+ Gây mất hứng thú, mất động lực học tập;
+ Thơ ơ, trì hoãn, không thiết tha với việc học;
+Học lực giảm sút;
+Dễ dẫn đến hàng loạt thói quen xấu khác như ngủ nướng, mải chơi…;
+ Dễ uể oải, buồn ngủ, chán nản khi làm việc, học bài.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
6. Nghiện mạng xã hội, chơi game
Biểu hiện:
+ Tán gẫu qua mạng,chơi game không kể ngày đê;
+ Tâm trí lúc nào cũng nghĩ đến mạng xã hội, phim ảnh, game,…;
+ Đi đâu cũng mang điện thoại kè kè bên cạnh.
Tác hại:
+ Không có thời gian học;
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: giảm thị lực, đau gáy,cổ, đau cột sống do ngồi lâu, đau dạ dày do vội vàng ăn đẻ chơi máy hay dung máy điện thoại khi ăn,…;
+Tính cách và ngôn ngữ bị thay đổi theo ngôn ngữ hành động của game;
+Người nghiện game thường dễ bạo lực, mất kiểm soát;
+ Không còn đam mê học tập;
+Ít giao lưu với xã hội bên ngoài, suốt ngày ở nhà, trở nên ù lì hơn.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
7. Ích kỉ
Biểu hiện:
+Thương chỉ nghĩ đến bản thân, không bao giờ chịu thua thiệt;
+Thiếu hợp tác, không muốn chia sẻ với người khác;
+ Xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội;
+ Thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người xung quanh;
+ Không coi trọng tinh thần hy sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia của người khác.
Tác hại:
+ Ích kỉ khiến con người ta trở nên xấu tính: hay đố kị khi người khác hơn mình, tìm mọi cách hạ bệ, soi mói, nói xấu sau lung, lòng dạ hẹp hòi;
+ Sống cô lập, tự tách mình ra khỏi mọi người lâu dần bị mọi người xung quanh xa lánh, ghét bỏ;
+Ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của xã hội.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
8. Trì hoãn
Biểu hiện:
+Hay hứa hẹn “để mai hãy học” và hầu như ngày hôm sau không có thời gian để học;
+ Không làm việc đến nơi đến chốn, mất tập trung;
+ Không lên kế hoạch học tập hay quản lý thời gian.
Tác hại:
+ Bài vở thêm tồn đọng, chất đống làm bạn thêm mệt mỏi, sợ học;
+ Trì hoãn việc học được một lần thường sẽ dễ dẫn tới tiếp tục lặp lại cho lần khác;
+ Mất đi hứng thú học tập, tiêu hao năng lượng tinh thần phấn đấu, mất đi quyết tâm và những cố gắng ;
+ Trì hoãn lâu dần trở thành thói quen ỉ lại, lười biếng;
+ Khiến chúng ta lề mề, thiếu kỉ luật, thiếu trách nhiệm với bản thân;
+ Không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn, đạt kết quả như đề ra.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
9.Thiếu tự tin
Biểu hiện:
+Hay e dè, nhút nhát, lo sợ, không tin vào khả năng của mình, làm việc gì cũng sợ khó, không bao giờ phát biểu ý kiến trong giờ học;
+Không đủ bản lĩnh để trình bày một vấn đè trước đám đông;
+Hoài nghi, thấy xấu hổ về bản thân, thấy mình không hơn người ta và luôn tiêu cực khi nói về bản thân;
+ Quá để tâm đến ý kiến, lời nói, suy nghĩ của người khác về mình;
+ Thiếu ý chí, không dám ý, dám làm, khống dám nêu lên ý kiến cá nhân.
Tác hại:
+Bỏ qua nhiều cơ hội để phát triển bản thân;
+Giao tiếp kém;
+Hạn chế tính sáng tạo của bản thân, thiếu chính kiến, chỉ làm theo những gì người khác bảo làm;
+ Sống khép mình trước tập thể, khó hòa nhập cộng đồng.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
10. Dễ bỏ cuộc
Biểu hiện:
+ Rất dễ đầu hang, chỉ thất bại một lần là từ bỏ;
+Dễ chán nản, ngại khó ngại khổ;
+ Luôn muốn làm những việc đơn giản, dễ làm.
Tác hại:
+ Mất đi ý chí, quyết tâm phấn đấu;
+ Khó thành công, không đạt được kết quả cao trong học tập;
+ Bỏ cuộc nửa chừng thường lãng phí thời gian và công sức mà bạn bỏ ra, do đó không có cơ hội có được thành tích tốt trong học tâp.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
11. Lề mề
Biểu hiện:
+ Không coi trọng giờ giấc: luôn trễ giờ học, giờ làm việc,…
+ Chậm chạp, không nhanh nhẹn;
Tác hại:
+ Không tôn trọng người khác, gây ấn tượng không tốt;
+ Lãng phí thời gian;
+ Cơ thể uể oải, mệt mỏi.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
12. Học vẹt, học tủ
Biểu hiện:
+ Chỉ học một hoặc vài phần trong kiến thức, bài học cần thiết trước kì thi và hy vọng trong đề sẽ có câu đó;
+ Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không  hiểu ý nghĩa.
Tác hại:
+ Học sinh bị hổng kiến thức, điểm cao nhưng lại không hiểu bài;
+ Mất hứng thú học tập, dễ chán nản;
+ Không áp dụng được kiến thức vào thực tế;
+ Hiểu quả làm việc không cao.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
13. Học thụ động
Biểu hiện:
+ Chỉ biết lắng nghe thầy dạy, ghi chép những gì thầy viết, học thuộc phần thầy cô bảo;
+Khi giáo viên hỏi thì không có ý kiến phản hồi, trong lớp hoàn toàn là thầy cô dạy và làm, học sinh không hợp tác.
Tác hại:
+ Không làm được việc lớn;
+ Kiến thức hẹp hòi, không có tầm nhìn rộng;
+ Khiến chúng ta lười biếng, thiếu hợp tác trong công việc học tập.

                         (Tham khảo: Sách ‘ Để học giỏi’- Nguyễn Hữu Tuấn, nhiều nguồn)



 

Tác giả bài viết: Lại Thúy Hằng- Lớp 8B(2019-2020)

Tổng số điểm của bài viết là: 49 trong 10 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PCGD
BO GDDT
SMAS
Violet
Bo GDDT
Trường học kết nối
ViettelStudy
Youtube

Giới thiệu về Trường THCS Phan Huy Chú, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Có thể nói rằng đây cũng là kiệt tác của lãnh đạo phòng Giáo dục đào tạo huyện Thạch Hà bấy giờ. Sau nhiều năm liền nghiên cứu và thí điểm; nhờ sự quan tâm sâu, sát, của lãnh đạo phòng đặc biệt là thầy: Lê Thuần Tứ cùng với sự lăn lộn trực tiếp của thầy và trò mà điển hình là thầy Lê Đức Hân và...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây