Tham khảo phương pháp cảm hóa học sinh cá biệt

Thứ ba - 12/11/2019 00:11
Trong công tác giáo dục dạy học, đa số các thầy cô đều băn khoăn trước câu hỏi làm thế nào để cảm hóa được những em học sinh cá biệt. Một số gợi ý về phương pháp dạy học sau sẽ giúp thầy cô có thể gần gũi và nhận được sự tương tác tích cực từ phía những học sinh cá biệt.
1. Đầu tiên, cần giành thời gian tìm hiểu về tình hình học tập trên lớp cũng như hoàn cảnh gia đình của học sinh đó để đưa ra từng cách thức cảm hóa thích hợp đối với từng học sinh cá biệt. Mỗi học sinh có một tâm lý và tính cách khác nhau. Bởi vậy không thể áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả các học sinh cá biệt được.

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục thì phần lớn tính cách nghịch ngợm và mọi hành vi chống đối trong học tập của học sinh hầu hết đều bắt nguồn từ hoàn cảnh gia đình như bố hoặc mẹ ly dị, gia đình khó khăn, bị người lớn bạo hành thể xác hay tinh thần… Nên phương pháp sư phạm tốt nhất đó là người thầy phải thật sự nhẫn nại, thông cảm với hoàn cảnh của học sinh để có thể cảm hóa được các em.

2. Không gọi những học sinh nghịch ngợm, khó bảo trong lớp bằng những từ ngữ khó nghe như “học sinh cá biệt”, “bất trị”, “vô học”, “hư hỏng” bởi khi bước vào độ tuổi mới lớn, học sinh rất dễ tự ti và mặc cảm về bản thân, hình thành nên suy nghĩ thầy cô, bạn bè đều ghét bỏ mình. Từ đó khoảng cách giữa thầy vào trò càng lớn hơn, các em sẽ tự cô lập mình lại, ít giao lưu, tiếp xúc với tập thể lớp.

3. Không lạm dụng hình thức thông báo với gia đình học sinh về những việc làm vi phạm kỉ luật trường, lớp của các em hay sử phạt quá khắt khe, nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm. Như vậy sẽ làm chai lì cảm xúc của học sinh và học sinh sẽ thể hiện sự chống đối quyết liệt hơn.

4. Phát hiện ra những điểm mạnh ở học trò của mình như năng khiếu thể thao, năng khiếu văn nghệ và tạo cơ hội để học sinh được thể hiện năng khiếu đó của mình. Từ đó làm các em tự tin hơn trong việc hòa đồng với thầy cô và tập thể lớp, dần dần có sự hợp tác đối với các phương pháp dạy học tích cực của thầy cô.

5. Nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm những đúng sai trong nhận thức và hành động của học sinh vào lúc thích hợp như những buổi học ngoại khóa, liên hoan của tập thể lớp. Phương pháp sư phạm đúng đắn đó là thầy cô phải thể hiện niềm tin tưởng vào học sinh, khích lệ được sự phấn đấu của các em.
 

6. Không nên bắt học sinh viết quá nhiều bản kiểm điểm trong một tuần hoặc trong một tháng và mong muốn học sinh của mình phải sửa đổi khuyết điểm nhanh chóng bởi đổi với học sinh, sự thay đổi theo hướng tích cực cần có một quá trình lâu dài. Thầy cô hãy đứng sau theo dõi và kịp thời điều chỉnh sự thay đổi đó.

7. Vận dụng linh hoạt “lạt mềm buộc chặt”, “mềm nắn rắn buông”. Dù rất gần gũi với các em nhưng luôn phải giữ một khoảng cách nhất định của thầy trò.

Theo www.lamsao.com

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Hà (Sưu tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PCGD
BO GDDT
SMAS
Violet
Bo GDDT
Trường học kết nối
ViettelStudy
Youtube

Giới thiệu về Trường THCS Phan Huy Chú, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Có thể nói rằng đây cũng là kiệt tác của lãnh đạo phòng Giáo dục đào tạo huyện Thạch Hà bấy giờ. Sau nhiều năm liền nghiên cứu và thí điểm; nhờ sự quan tâm sâu, sát, của lãnh đạo phòng đặc biệt là thầy: Lê Thuần Tứ cùng với sự lăn lộn trực tiếp của thầy và trò mà điển hình là thầy Lê Đức Hân và...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây